Sample Questions-Những Câu Hỏi Gợi Ý

Read this list of questions before your interview and adapt them to your needs. Listen carefully to the person being interviewed and ask follow-up questions. Do not get too focused on asking all the questions listed in each paragraph. These questions should guide the discussion, not structure it. Some questions might be asked in a different order. Take brief notes on the questions during the interview, and write down time stamps every 5 minutes.

Personal History- Tiểu sử cá nhân


Q: What is your name? Where and when were you born? Where did you grow up? Where have you lived?

H: Tên ông (bà) là gì? Ông (bà) sinh ở đâu? Và lớn lên ở đâu? Ông (bà) đã từng sống những nơi nào tại Việt Nam?

- Tôi tên NGUYẼN THANH CHIỂU bút hiệu THANH THƯƠNG HOÀNG, nguyên quán Thanh Chương, Nghệ An, sinh tại Trà Cổ, Móng Cái, Hải Ninh. Lớn lên ở đây tới 10 tuổi thì gia đình tôi chuyển về Hà Nội và sau đó (năm 1946) tản cư tới các tỉnh Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Tuyên Quang rồi trở về lại Hà Nội (thuộc Miền Bắc VN). Cuối năm 1953 động viên vào trường võ bị Đà Lạt.

Q: What are some of your childhood memories? What games did you play when you were a child? Did you sing verses when you played games? What were they? What kinds of toys did you play with? Who made them? Did you make any yourself? How did you make them? What kinds of materials did you use? What kind of home entertainment was there? Was there storytelling? Music? Were there craft traditions? Describe these traditions.

H: Hãy kể một ít kỷ niệm thời thơ ấu của ông (bà)? Ông (bà) thường chơi những trò chơi nào khi ông bà còn nhỏ? Ông (bà) có hát khi chơi những trò chơi này không? Nếu có thì là bài hát nào? Ông (bà) chơi với đồ chơi nào? Ai làm những đồ chơi này? Có phải ông (bà) tự làm lấy không? Ông (bà) đã làm lấy bằng cách nào? Ông (bà) đã dùng những vật liệu nào? Có trò chơi gia đình nào trong gia đình của ông (bà)? Có những truyện được kể hay không? Có nhạc không? Hoặc có những trò thủ công nào không? Xin kể ra những trò thủ công truyền thống nếu có.

- Lúc nhỏ cũng như những đứa trẻ VN khác, tôi thường chơi đánh đáo, chơi khăng, bắn bi, chơi gụ, kéo co, chọi dế, chọi gà, súng cao su, chia 2 phe đánh trận (bằng súng cao su). Chính vì trò chơi tệ hại này mà tôi bị thương nơi trán. Còn ở trong gia đình anh em chúng tôi thường chơi trò ú tim, bịt mắt bắt dê.

Q: Describe your hometown where you grew up — urban neighborhood, small town, rural community, suburb. What was it like? How has it changed over the years? What brought about these changes? What did people do for a living?

H: Hãy tả về quê ông (bà), nơi ông (bà) lớn lên- là thành phố, tỉnh nhỏ, hay là nhà quê hoặc ngoại ô? Nơi đây ra sao? Có thay đổi với thời gian không? Những gì đã làm nó thay đổi? Nơi quê hương cuả ông (bà) người dân sinh sống bằng nghề gì?

- Gia đình tôi, sau khi ông nội tôi mất đã chuyển vào sinh sống tại Thị xã Móng Cái, sát biên giới Trung quốc. Tôi lớn lên tại thành phố nhỏ này. Người dân làng Trà Cổ sống bằng nghề chài lưới, hầu hết nghèo khó. Người dân thị xã Móng Cái sống bằng nghề buôn bán. Đã mấy chục năm tôi không có dịp trở lại nơi này nên không biết sự thay đổi.

Q: From your childhood community, what places stand out most in your mind and why? What were your neighbors like? What kinds of local gatherings and events were there? How did you celebrate Tet? Birthdays? Funerals? Other special occasions? What stories and memories come to mind?

H: Từ quê nhà của ông (bà), điều gì khiến ông (bà) nhớ tới nhất? Tại sao? Hàng xóm của ông (bà) ra sao? Những lý do của sự tụ tập cho các ngày lễ hội là những ngày nào? Ông (bà) tổ chức Tết ra sao? Ngày sinh nhật? Lễ mai táng? Và những ngày lễ đặc biệt khác? Những câu truyện và kỷ niệm còn lưu lại trong lòng ông (bà)?

- Vì xa nơi sinh từ nhỏ nên tôi không có kỷ niệm sâu đậm gì đáng kể

Q: Do you know a traditional skill, how to farm, make clothes, cook? How did you learn your skills? Who taught you? When? What is the most challenging or difficult part to learn? What are the most important parts of the tradition? What is its history? Do you know how and where the tradition originated? How has it traditionally been practiced? Has your community changed it over time?

H: Ông bà có biết một nghề đặc biệt nào không, thí dụ như làm nghề nông, may áo quần? Ông (bà) đã học những nghề này như thế nào? Ai đã dạy cho ông bà? Khi nào? Điều gì khó học nhất? Phần nào là phần quan trọng nhất? Lịch sử của nghề này? Ông (bà) có biết nguồn gốc của nghề này từ đâu? Nó đã được xử dụng ra sao? Nó có được thay đổi theo thời gian như thế nào?

- Sau khi thôi học tôi chỉ biết có nghề duy nhất là viết báo viết văn. Tôi có dạy học một thời gian ngắn.

Q: What jobs have you had? What education have you had? What was school like? Were you encouraged to learn? What do you think about education? What do you do for a living now?

H: Ông (bà) đã làm việc gì? Học vấn của ông (bà)? Trường học ra sao? Ông (bà) có được khuyến khích để học hỏi hay không? Ông (bà) nghĩ gì về giáo dục? Hiện tại ông (bà) làm nghề gì để sinh sống?

- Tôi đã tốt nghiệp đại học tại vùng kháng chiến (năm 1953) . Cuối năm này tôi bỏ về Hà Nội và phải thi lại (vì văn bằng vùng kháng chiến không được công nhận). Khi đậu tú tài 1 tôi bị bắt động viên vào Đà Lạt nên việc học gián đoạn. Giáo dục là sự tối cần thiết cho tất cả mọi người. Tôi nghỉ hưu vì đã lớn tuổi.

Family History: Lịch sử gia đình


Q: What do you know about your family name? Are there stories about its history or origins? Has it changed? Why has it changed? Are there any traditional first names or nicknames in your family? What are they? How did they come about? Are there any naming traditions for children? What are they?

H: Ông (bà) biết gì về họ của ông (bà)? Có những câu truyện về lịch sử và nguồn gốc của họ của ông (bà)? Nó có bị thay đổi không? Trong gia đình ông (bà) có những truyền thống về tên hoặc tên lót? Nếu có thì đó là gì? Nó đã bắt đàu nhu thế nào? Có những tên truyền thống cho con cái không? (Thí dụ trong một gia đình thì tất cả con gái tên là "Hoa" và con trai tên là "Hùng", chỉ khác nhau tên lót như Nguyễn Hoàng Hoa, Nguyễn Thanh Hoa, Nguyễn Chí Hùng, Nguyễn Anh Hùng,vv…)

- Theo lời kể lại của cha tôi thì nguồn gốc giòng họ tôi xuất xứ từ xã Thanh Chương, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Từ trước tới đời ông nội tôi đều làm quan hay dạy học. Ông nội tôi đậu cử nhân Hán học làm quan tới chức Lại Bộ Thị Lang trong triều đình Huế. Sau bỏ quan theo phong trào Đông du. Trên đường sang Nhật (qua ngả Trung quốc) bị Pháp bắt tại Móng Cái, bị đầy chung thân biệt xứ tại Làng Trà Cổ. Để mưu sinh, ông nội tôi phải dạy chữ Nho cho con cháu dân làng nên sau này họ gọi chúng tôi là "con cháu ông đồ Nghệ". Người miền Trung thường chỉ đặt tên họ có 2 chữ, thí dụ như NGUYỄN MỖ, VÕ TÊ vv… Ông nội tôi muốn con cháu sau này ghi nhớ mãi quê cha đất tổ là THANH CHƯƠNG nên kể từ đời tôi phải đệm chữ THANH vào giữa tên và họ. Do đó tôi, các em tôi và các con cháu bây giờ đều có đệm chữ THANH giữa tên họ. Ông nội tôi để di chúc cho cha tôi đặt tên các con theo 4 chữ "CHIỂU, CÚC, DỤC, THOẠI". CHIỂU là tên tôi, Nguyễn THANH CHIỂU.

Q: What languages do you speak? Do you speak a different language in different settings, such as home, school, or work? Is there a certain language used for specific expressions, jokes, stories, celebrations? Can you give some examples?

H: Ông (bà) nói tiếng gì? Ông (bà) có nói những tiếng khác nhau, ở những nơi khác nhau không? Thí dụ như nói ở nhà thì khác với nói ở trường hay nơi làm việc? Có những ngôn ngữ đặc biệt nào được dùng khi cần phải diễn tả những vấn đề đặc biệt như nói chuyện tiếu lâm, kể truyện, mừng lễ? Ông (bà) có thể cho một ít thí dụ?

- Chúng tôi nói tiếng Việt. Chỉ khi có chuyện riêng tư bất đắc dĩ tôi và cha tôi mới nói tiếng Pháp, nhưng rất ít khi.

Q: What stories have your parents and grandparents told you in the past? Do you know any of their stories? What about your more distant ancestors?

H: Những câu chuyện đã được cha mẹ hoặc ông bà kể cho ông (bà) nghe trong quá khứ? Ông (bà) có biết những câu chuyện về họ hay không? Và những người thời trước của họ trong tổ tiên của ông (bà)?

- Tôi chỉ biết cha tôi thấy cuộc sống của chúng tôi khó khăn quá nên sau khi tốt nghiệp Trung học ông đã bỏ học hành nghề thương mại, bỏ luôn truyền thống của giòng họ là làm quan và dạy học. Việc làm này của ông đã gây buồn phiền không ít trong dòng họ. Nhưng chính vì vậy mà gia đình chúng tôi trở nên giầu có nhất nhì thị xã Móng Cái lúc bấy giờ. Ông nội tôi theo cụ Phan Bội Châu hoạt động phong trào Cần Vương, các ông bác tôi đều hoạt động trong Quốc Dân Đảng. Ông bác thứ ba của tôi, Nguyễn Mai tự Ký Mai, đã bị cộng sản VN (chính là những người học trò của ông bắt bỏ tù ông khi giải phóng miền Bắc, năm 1954). Sau nhiều phen trốn tránh, ông bác tôi thay tên đổi họ làm nghề dạy học ở một vùng quê hẻo lánh thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương mưu sinh và bị bắt, chết trong trại giam trong rừng sâu.

Q: Which occupations have your family held in the past? Parents, spouse, children? How much education has your family had?

H: Những nghề nghiệp cuả những người trong gia đình của ông (bà) trong quá khứ? Cuả Cha mẹ, vợ (chồng), con cái? Trình độ học vấn của mỗi người?

- Như đã viết ở trên, gia đình chúng tôi từ ông nội tôi trở lại chỉ đậu cử nhân là cao. Ông nội tôi đậu cử nhân Hán học làm quan ở Huế, sau đó bỏ đi theo phong trào Cần Vương bị Pháp bát lưu đầy chung thân biệt xứ, phải hành nghề dạy học để mưu sinh. Cha tôi chỉ tốt nghiệp trung học rồi bỏ đi buôn. Tôi chỉ có tú tài 1 thì bị động viên vào quân trường Đà Lạt. Sau đó tôi làm nghề viết báo viết văn. Các em tôi chỉ có một người đậu cử nhân luật. Các con tôi cũng vậy, sau 30.4.1975 có 3 người may mắn tốt nghiệp đại học. Người làm kỹ sư điện tử, người làm luật sư. người dạy đại học. Còn những người khác sinh sau chỉ học tới bậc trung học rồi phải bỏ học đi làm ăn. Các em tôi làm kỹ nghệ và thương mai hoặc giáo chức nhỏ.

Q: Do you know any of the relationship stories of your family? How did your parents, grandparents, and other relatives come to meet and marry?

H: Ông (bà) có biết những câu chuyện về sự liên hệ của những người trong gia đình? Như cha mẹ, ông bà, hoặc những người trong gia quyến đã gặp nhau ra sao trước khi đi đến hôn nhân?

- Cha mẹ tôi lấy nhau theo chỉ định của cha mẹ. Còn tôi lấy vợ theo tình yêu, các con tôi cũng vậy.

Q: In Vietnam, or America, does your family hold reunions? When? Where? Who attends? How long have the reunions been going on? What activities take place? Are awards given out? Is there a central figure who is honored? Why? What sorts of stories are told at these events?

H: Tại Việt Nam, hoặc tại Mỹ, gia đình ông (bà) có tổ chức ngày họp mặt không? Khi nào? Và Tại đâu? Nhữg ai tham dự? Cuộc họp mặt này diễn ra trong bao lâu? Những sinh hoạt gì trong những ngày họp mặt này? Có những phần thưởng không? Có những nhân vật quan trong nào được vinh danh không? Tại sao? Những câu truyện gì đã được kể ra trong dịp họp mặt này?

- Tôi sống độc thân tại Mỹ nên miễn trả lời câu này.

Culture and Tradition


Q: Does your family have any special sayings or expressions? What are they? How did they come about?

H: Gia đình của ông (bà) có cách nói chuyện hoặc diễn đạt suy nghĩ một cách đặc biệt không? Cách đó như thế nào? Và nó có kết quả tốt không?

- Không có gì cả.

Q: How are holidays traditionally celebrated in your family? What holidays are the most important? Are there special family traditions, customs, songs, foods? Has your family created its own traditions and celebrations? What are they? How did they come about?

H: Gia đình ông (bà) mừng những lễ hội truyền thống ra sao? Lễ nào là quan trọng nhất? Có những truyền thống đặc biệt của gia đình như áo quần, bài hát, thức ăn? Gia đình của ông (bà) có tạo ra những cách mừng lễ riêng? Nếu có thì là những gì? Cách này có hiệu quả không?

- Tết và những ngày giỗ ông bà cha mẹ là quan trọng nhất.

Q: Does your family keep an altar for your ancestors? What does it look like? What kind of traditions or celebrations do you maintain for the ancestors? How has it changed in the United States?

H: Gia đình ông (bà) có bàn thờ tổ tiên không? Bàn thờ này được sắp xếp ra sao? Ông (bà) có truyền thống lễ giỗ và duy trì lễ giỗ tổ tiên? Khi đến Hoa kỳ có gì thay đổi không?

- Trước ở VN gia đình chúng tôi (cũng như mọi gia đình khác) có truyền thống đặt bàn thờ chỗ quan trọng nhất trong nhà và làm lễ giỗ tổ tiên. Bây giờ ỏ Mỹ vì tôi không có gia đình nên không làm gì cả. Đến ngày mất của ông bà cha mẹ, tôi chỉ tưởng niệm trong lòng thôi.

Q: What special food traditions does your family have? Have any recipes been preserved and passed down in your family from generation to generation? What are they? How were they created/started in the family? Have they changed over the years? How? Have any of the ingredients been adapted or changed? Why? Are there certain foods that are traditionally prepared for holidays and celebrations? Which foods for which holidays? Who makes them? Are there family stories connected to the preparation of special foods?

H: Gia đình ông (bà) có những thức ăn đặc biệt nào? Có những cách thức làm những món ăn lưu truyền lại trong gia đình từ đời nài sang đời khác không? Đó là những món ăn nào? Nó đã được bắt đầu ra sao? Nó có thay đổi theo năm tháng không? Thay đổi như thế nào? Có những gia vị phải thay đổi hoặc thay thế hay không? Tại sao?Có những món đặc biệt chỉ làm vào những dịp lễ hội khác nhau hay không? Loại đồ ăn nào cho ngày lễ hội nào? Ai trong gia đình làm những thức ăn này? Có những câu truyện liên hệ đến việc làm những món ăn đặc biệt này hay không?

Q: What family heirlooms and mementos do you possess? Pictures, figurines, jewelry? Why are they valuable to you? What is their history? How were they handed down? Are there any memories or stories connected with them?

H: Gia đình ông (bà) có những di vật hoặc vật kỷ niệm không? Như hình ảnh, tượng, nữ trang? Vì sao những thứ này quý giá đối với ông (bà)? Lịch sử của chúng ra sao? Nó đã được lưu truyền như thế nào? Có những câu truyện đi kèm với chúng hay không?

Q: Do you have any photo albums, scrapbooks, home movies? Who made them? When? Can you describe/explain their contents? Who is pictured? What activities and events are documented?

H: Ông (bà) có những albums hình, những sách ghi chép truyện gia đình hoặc phim về gia đình? Ai đã làm những thứ này? Từ bao giờ? Ông (bà) có thể giải thích nội dung của nó? Ai là người trong tấm hình? Những sinh hoạt và hội họp nào đã được ghi chép lại?

- Có những albums gia đình nhưng sau 30.4.1975 bị mất hết.

War Experiences- Kinh nghiệm trong chiến tranh


Q: How did the war in Vietnam affect your family and community? Where did you live during the war? Where did you move? What occupations did you have during the war? Were you involved in the war? How? Were any family members involved in the war? How? What do you remember most about that time period?

H: Chiến tranh Việt Nam đã ảnh hưởng ông (bà) và công đồng của ông (bà) ra sao? Trong thời chiến, ông (bà) đã sống ở đâu? Ông bà đã di chưyển đi những đâu? Ông bà đã làm nghề gì trong thời chiến tranh? Ông (bà) có tham gia trực tiếp vào chiến tranh không? Tham gia như thế nào? Có người nào trong gia đình ông (bà) tham gia trực tiếp vào cuộc chiến không? Tham gia như thế nào? Điều gì khiến ông bà nhớ nhiếu nhất về cuộc chiến tranh?

- Trong thời chiến (vì lý do sức khỏe được giải ngũ ngay khi ở quân trường) tôi ra ngoài hành nghề phóng viên, làm báo, viết văn. Gia đình tôi sống tại Saigon. Tôi có mấy người em đi động viên trong quân đội. Tôi nhớ nhất sau khi trận đánh diễn ra, chúng tôi (với tư cách phóng viên chiến trường) được đưa tới chiến trường quan sát. Sự chết chóc thê thảm, thây người máu mủ quần áo rách nát tả tơi và cả trần truồng chồng chất lên nhau đã ghi đậm nét trong tôi. Tới giờ, mấy chục năm trôi qua tôi vẫn chưa xóa bỏ được những dấu ấn khủng khiếp và nỗi đau này.

Q: Did you ever come into contact with American soldiers? What did you think of them? Were you ever captured or held by enemy forces? What happened? What were you thinking at the time? How did you feel? Were you or anyone you know ever in a re-education camp? What was that like?

H: Ông (bà) có dịp liên hệ với lính Mỹ không? Ông (bà) nghĩ gì về họ? Ông (bà) có bao giờ bị bắt và cầm tù bởi quân thù không? Chuyện gì đã xảy ra? Ông (bà) đã nghĩ gì trong lúc đó? Ông (bà) cảm thấy ra sao? Ông (bà) hoặc có ai ông (bà) quen biết bị cầm tù trong các trại cải tạo? Những trại tù này ra sao?

- Tôi ít có quan hệ với binh lính Mỹ nhưng tôi rất quý mến họ và "thương" họ, vì họ bị đánh mất tuổi trẻ để lao vào chỗ trận mạc nguy hiểm và chết chóc. Mấy chục ngàn binh sĩ Hoa Kỳ hy sinh ở Việt Nam không chỉ là nỗi đau của người Mỹ mà cũng là nỗi đau của chúng tôi. Sự hy sinh của họ - cũng như của binh sĩ chúng tôi - thật là mất mát to lớn, không gì có thể bù đắp.

Sau 30.4.1975 tôi bị cộng sản VN bắt tù. Lúc đầu bị nhốt ở Saigon gần 2 năm. Năm 1977 họ đưa tôi lên khu rừng núi Cao nguyên - trại tù Gia Trung ở Pleiku- để lao động khổ sai. Tôi và tất cả giới cầm bút bị bắt và bị kết tội là "văn nghệ sĩ báo chí phản động, chống cộng ở thượng tầng kiến trúc". Gần 10 năm tù đầy đói khổ rét mướt tận cùng, lúc đầu còn chút hy vong, còn chút chờ mong ngày về, nhưng rồi bị nhốt lâu quá, bị hành hạ tàn ác quá chúng tôi sinh ra tuyệt vọng. Tôi chẳng còn hy vọng được tha nên đã sống như cỏ cây, không còn nghĩ tới ngày mai. Tôi đã quên mình và cố quên vợ con đang đói khổ ở thành phố. Họ đã bắt chúng tôi "học tập" chính sách của nhà nước là "khuyến khích" (thực ra là ép buộc) vợ con lên chốn rừng núi này làm kinh tế mới, tức là cầy cấy tự túc, sống đời nông dân vô sản như họ đã áp dụng ngoài miền Bắc những năm trước.

Tưởng cũng nên nhấn mạnh là khi cộng sản VN vào Saigon, họ mở chiến dịch gọi là X2 "đánh văn nghệ sĩ phản động". Có khoảng hơn trăm người bị bắt gồm đủ các thành phần: nhà văn, nhà thơ, nhà báo, họa sĩ, nhạc sĩ, đạo diễn. Nhốt tại trại T20 (Phan Đăng Lưu, bên chợ Bà Chiểu, Gia Định) để "làm việc" (tức điều tra).Tôi là người văn nghệ sĩ đầu tiên bị nhốt "cát sô" (CS gọi là biệt giam) để tra vấn khảo cung. Tôi bị nhốt biệt giam gần 12 tháng, phòng số 11, khu C. Hai buồng biệt giam cạnh tôi nhốt Linh mục Đỗ Bác Ái và Thượng tọa Thích Quảng Độ. Cách đó mấy buồng là Thượng tọa Thích Huyền Quang. Sau hơn một năm họ tha số đông, chỉ còn giữ lại khoảng 20 người "có nợ máu với nhân dân" và bị đưa đi đầy ở Pleiku. Trại tù Gia Trung là một trại tù lớn nhất vùng Cao Nguyên gồm 6 phân trại, mỗi phân trại nhốt cả ngàn tù nhân gồm đủ thành phần, giai cấp. Từ sĩ quan cao cấp tới hạ sĩ quan, binh sĩ, địa phương quân, dân vệ, vượt biên. Từ trí thức tới những tên trộm cắp cướp của giết người với những án tù chung thân. Các cai tù đã hành hạ tù nhân tận cùng vô nhân đạo. Bắt nhịn đói, ăn ít làm việc nhiều. Thực phẩm chính thường ngày là khoai mì luộc. Loại khoai mì này có tên gọi H34, xuất xứ từ Ấn Độ, tăng trưởng nhanh năng xuất cao và củ rất lớn. Bột cuả nó chỉ để dùng trong kỹ nghệ vì có độc tố cyanuy, chỉ cần một liều lượng nhỏ cũng đủ làm chết người. Chính thủ tướng cộng sản Phạm Văn Đồng đã ra lệnh cấm người dân không được ăn, chỉ dành cho gia súc. Nhưng nó lại là thực phẩm chính của chúng tôi. Không ăn thì đói mà ăn sẽ bị nhiễm độc tố chết sớm. Sau này được tha tù về đa số tù nhân đều trở thành phế nhân vì thân thể mang đầy bệnh tật hiểm nghèo.

Trong thời gian hành nghề báo chí ở Saigon tôi rất ít giao thiệp quan hệ với giới báo chí, truyền hình ngoại quốc, nhất là với các nhà báo Mỹ. Tôi quan niệm họ là những con kên kên thấy mùi xác chết là nhào tới. Trận đánh nào ác liệt nhiều xác chết họ càng phấn khởi. Họ kiếm tiền, họ xây dựng tên tuổi sự nghiệp trên nỗi đau khổ chết chóc của người khác. Họ thèm khát danh vọng địa vị, cố "bắt" bằng được với mọi giá cái giải thưởng Pulitzer nên đã làm tất cả những việc có thể gọi là vô lương tâm. Họ đã không tiếc lời ca ngợi tâng bốc (bậy) kẻ thù của chúng tôi và trái lại chuyên xuyên tạc bươi móc những nhược điểm của chúng tôi. Họ chỉ nhìn thấy chấm đen nhỏ trên tờ giấy trắng. Chúng tôi ghét và kinh tởm họ. Họ chính là kẻ tiếp tay kẻ thù đâm vào bụng chúng tôi. Họ cũng là những kẻ hăng say cuồng nhiệt "nối giáo" cho chính quyền Nixon giết chết thảm nước Việt Nam Cộng Hòa. Đồng thời, vì tham vọng, lợi dụng quyền tự do báo chí họ tìm đủ mọi cách đánh phá, moi móc, bêu riếu, bôi bẩn các nhà lãnh đạo (bất luận tốt xấu) cũng như chính quyền của nước họ và lấy làm đắc ý hỉ hả vênh váo về "chiến công" này, bất chấp danh dự quốc gia! Nhất là sau khi hạ được tổng thống Nixon họ càng thêm kiêu ngạo, hợm hĩnh, phách lối. Về phía cộng sản, họ căm thù người cầm bút chúng tôi còn hơn căm thù người linh cầm súng ngoài mặt trận nhiều, trong khi chúng tôi chỉ là những cá nhân độc lập làm công việc truyền thông báo chí và không đồng quan điểm với họ về tư tưởng, về đường lối chính sách độc tài. Họ đối xử với chúng tôi còn tệ hại, tàn bạo gấp nhiều lần người Pháp trước kia cai trị chúng tôi.

Q: Did you or your family suffer any disabilities or injuries as a result of the war? What was life like after the war? How did you rebuild your life? What was it like leaving your home and country? How did you feel?

H: Ông (bà) hoặc gia đình của ông (bà) bị thương hoặc trở thành thương phế binh do chiến tranh gây ra? Đời sống của ông (bà) như là một thương phế binh ra sao, sau cuộc chiến? Ông (bà) đã xây dựng cuộc đời ra sao sau chiến tranh? Ông (bà) phải xa quê hương ra sao? Ông (bà) cảm thấy như thế nào?

- Tôi tù về không có nghề gì sinh sống lại thêm ốm yếu bệnh hoạn nên phải sang Mỹ sống nhờ vào cơ quan xã hội những tháng năm còn lại. Tôi ra đi một mình (các con tôi đều ở lại) lớn tuổi rồi không làm việc được nữa, chỉ thỉnh thoảng viết vài bài văn bài báo để giải sầu mà thôi.

Q: What do you think of U.S. policy during and after the war? Are you involved in politics today? Why or why not?

H: Ông (bà) nghĩ gì về chính sách của Hoa kỳ trong thời gian chiến tranh và sau khi cuộc chiến chấm dứt? Hiện nay ông (bà) có tham gia các sinh hoạt chính trị hay không? Vì sao?

- Tôi lớn tuổi rồi và cũng rất mệt mỏi với việc đời nên không tha thiết tham gia các sinh hoạt chính trị của đồng hương. Hơn nữa tôi không thích nghi cũng như không tán đồng một số việc làm của họ. Còn chính sách của Hoa Kỳ trong thời kỳ chiến tranh cũng như sau khi chấm dứt thì phải viết cả cuốn sách dầy ngàn trang may ra mới nói hết được. Tuy nhiên có điều tôi phải nói ra đây (và xin nhấn mạnh) là chính sách của chính phủ Hoa Kỳ trong thời gian chiến tranh họ tuy mang danh nghĩa đồng minh giúp chúng tôi chống cộng sản bảo vệ tự do dân chủ nhưng thực sự là họ làm cho họ. Họ chống CSVN là để thực thi chính sách của họ trên chính trường quốc tế. Họ đã đối xử với chúng tôi vô cùng tệ hại (cả bạc bẽo nữa!) vì họ nhìn chúng tôi dưới mắt, thậm chí là tay sai theo sự chỉ huy quyết định của quan thầy là họ. Chính phủ chúng tôi không có toàn quyền quyết định trong chủ quyền đất nước mình. Tất cả tiền bạc, lương thực, vũ khi đều trông cậy vào sự chi viện của chính quyền Hoa Kỳ. Khi cần thay đổi chính sách (vì đã đạt mục đích) là họ thẳng tay bỏ chúng tôi liền (bỏ một cách tàn nhẫn) mặc cho mấy chục triệu con người chìm đắm trong đau khổ tủi nhục lầm than chết chóc trong gông cùm tù đầy cộng sản. Không phải chính quyền Hoa Kỳ đối xử tệ hại tàn nhẫn với riêng quốc gia chúng tôi. Họ đã diễn tấn trò này từ lâu với các «quốc gia đồng minh» như Trung Hoa dân quốc (Đài Loan), Đại Hàn (giết cả vợ chồng tổng thống), đệ nhất VNCH (giết tổng thống Ngô Đình Diệm và gia đình), Phi Luật Tân (lật đổ tổng thống). Và bây giờ (đang diễn ra) là Iraq, là Afghanistan. Nếu các chính quyền Mỹ còn tiếp tục coi những nước bạn đồng minh là tay sai và kỳ thị (nhìn dưới mắt) cần thì xông đến, không cần phủi tay ruồng bỏ (mặc cho hậu quả tàn khốc đến với nước bạn) thì dù người Mỹ có giúp tiền bạc, vũ khí và cả xương máu binh sĩ nữa vẫn bị coi thường, không biết ơn và luôn thù ghét chống đối xua đuổi! Bao năm rồi biết bao thảm trạng (của các quốc gia bị ruồng bỏ) đã diễn ra mà chính quyền Mỹ vẫn cố tình lờ đi, coi như không biết. Họ vẫn tiếp tục «bước» trên con đường «đến và đi» trong tệ hại, tàn nhẫn! Trong khi đó cộng sản Trung quốc với «máu bành trướng» từ ngàn đời đang mở rộng vươn dài cánh tay ve vãn lôi kéo những quốc gia chậm tiến nghèo khổ. Với chính sách «mật ngọt chết ruồi» họ đang chinh phục lục địa đen rồi tiếp tới là thống trị toàn thế giới. Nếu chính quyền Hoa Kỳ không sớm từ bỏ đường lối chính sách hiện nay (thiên triều, thượng quốc, chủ tớ) đối với các quốc gia họ đang giúp đỡ, theo tôi, sớm muộn Hoa Kỳ sẽ mất địa vị cường quốc số một trên thế giới và sẽ mất nhiều bạn và thêm nhiều thù.

Immigration Questions- Câu hỏi về vấn đề di dân


Q: Why did you leave to come to the United States? How did you leave? What possessions did you bring with you and why? What was the journey like? Which family members came along or stayed behind? Did you lose anyone in your family during the journey?

H: Vì sao ông (bà) rời bỏ quê hương để đến Mỹ? Ông (bà) đã ra đi bằng cách nào? Ông bà đã đem theo những kỷ vật nào? Tại sao? Hành trình của ông (bà) ra sao? Những người nào trong gia đình cùng đi và những ngưòi ở lại? Có người nào trong gia đình bị chết trong hành trình đến Mỹ khổng?

- Tôi rời bỏ quê hương vì không chịu nổi chính sách cai trị tàn bạo của cộng sản. Hơn nữa tôi cũng không còn con đường nào để sống. Tôi sang Mỹ theo chương trình HO. Tôi ra đi tay không và đi một mình. Tôi có 6 người con, 5 người ở lại Saigon, một người (con trai) vượt biên và sống tại Úc.

Q: Were you or your family in a refugee camp? What was that experience like? Did you choose to go to the United States? Why? How were you allowed to come to the United States? (ex: family sponsorship, refugee status etc.) What kinds of questions were you asked when you applied to immigrate to the U.S.? Were you required to have a health inspection? What was that like?

H: Ông (bà) và gia đình có phải sống trong trại tị nạn không? Hãy kể về kinh nghiệm của ông (bà) trong trại tị nạn? (thí dụ như tìm người bảo trợ, diện di dân vv...). Ông (bà) đã bị hỏi những câu hỏi nào khi ông bà nộp đon xin định cư tại Mỹ? Ông (bà) có bị bắt buộc qua một cuộc thử nghiệm về sức khỏe hay không? Cuộc thử nghiệm này như thế nào?

Q: What were some of your first impressions and early experiences in this country? What happened when you arrived after you got through Customs and Immigration?

H: Những cảm nghĩ đầu tiên và những kinh nghiệm của những ngày đầu của ông (bà) khi đến nước Mỹ? Chuyện gì đã xảy ra sau khi ông (bà) đến Mỹ và đã đi qua được sự kiểm soát của cơ quan kiểm tra và di trú?

- Tôi rất sung sướng khi đặt chân tới nước Mỹ. Đây là đất nước của tự do dân chủ, đây là đất sống và tôi tri ân nước Mỹ.

Q: Where did you first settle? Why? How did you make a living? Did your family stay in one place or move around? How did you come to live in this area? How do you feel about your decision to move to the U.S.?

H: Nơi đầu tiên ông (bà) sinh sống? Ông (bà) đã làm gì để sinh sống? Gia đình của ông (bà) ở một nơi từ khi đến hay đã di chuển nhiều nơi? Bằng cách nào ông (bà) đã đến lập nghiệp tại điạ điểm hiện tại? Cảm nghĩ của ông (bà) về quyết định đến Mỹ sinh sống?

- Tôi đến Mỹ năm 1999 đã 70 tuổi nên được hưởng tiền già ngay.

Life in the United States- Đời sống tại Hoa Kỳ:


Q: What was the hardest thing about starting a new life? Who helped you find a home in the U.S.? How did you find a job? What are the occupations you have held in the United States?

H: Theo ông (bà) thì điều gì khó khăn nhất để bắt đầu cuộc sống mới? Ai đã giúp ông (bà) mua đưọc ngôi nhà trên đất Mỹ? Làm sao để ông (bà) tìm được việc làm? Ông (bà) đã làm những nghề gì?

Q: What are some similarities and differences between your old community and your new one? Do you have a funny or memorable experience of culture shock?

H: Điều gì giống và khác nếu so sánh giữa quê hương cũ và công đồng mới của ông (bà)? Ông (bà) có còn nhớ một câu chuyện vui nào về kinh nghiệm của những ngỡ ngàng về sự khác biệt về phong tục, văn hoá mà ông (bà) đã trải qua?

- Lúc nào, dù đã là công dân Mỹ, tôi vẫn là người khách lạ.

Q: Are you a citizen? Why or why not? Do you think of yourself as an American or Texan? Why or why not?

H: Ông (bà) đã trở thành công dân Mỹ? Tại sao? Ông (bà) tự coi mình là người Mỹ hay người Texas (Califonia, Hoa Thinh Đốn?...) Tại sao?

Q: Do you keep in touch with family or relatives from Vietnam? If so, who? Have you gone back to visit Vietnam? What was that experience like? Name a song or music that reminds you of Vietnam.

H: Ông (bà) có giữ liên lạc với gia đình hoặc họ hàng ở Việt Nam? Nếu có, xin cho biết là ai? Ông (bà) có vế thăm Việt Nam chưa? Kinh nghiệm cuả việc thăm viếng này ra sao? Ông (bà) có thể cho biết tên bản nhạc khiến ông (bà) nhớ đến Việt Nam?

- Tôi vẫn liên lạc với các con tôi qua điện thư. Tôi chưa về Việt nam lần nào. Tôi thích mấy bản nhạc của Việt Dzũng, Nam Lộc nói về quê hương tù đầy Việt nam.

Q: What traditions or customs have you made an effort to preserve? Why? Are there traditions that you have given up or changed? Why? In your opinion, what will become of Vietnamese culture in the U.S.? Is it important to keep cultural identity? Why or why not?

H: Những truyền thống hoặc tục lệ nào ông (bà) cố gắng để gìn giữ? Tại sao? Có những truyền thống hoặc tục lệ nào mà ông (bà) đã không thể giữ được hoặc phải thay đổi? Theo ý kiến của ông (bà) thì văn hoá của người Việt tại Hoa Kỳ sẽ trở thành ra sao? Có quan trọng để giữ truyền thống văn hoá của người Việt không? Tại sao có và tại sao không?

- Một hai thế hệ nữa những người lớn tuổi thuộc thế hệ đầu tiên "chạy" sang đây chết đi thì truyền thống văn hoá của người Việt nam trên đất Mỹ chỉ còn ở những thư viện hoặc là những huyền thoại. Sách báo là chỗ chuyên chở nuôi dưỡng giữ gìn truyền thống văn hoá nhưng khi đó các báo, sách Việt ngữ "chết" hết rồi (vì không có người đọc chữ Việt) Tôi rất bi quan về việc này.

Q: Are there any other memories you would like to share?

H: Có những kỷ niệm hoặc kinh nghiệm đặc biệt nào mà ông (bà) muốn chia sẻ nữa không?

- Trước đây người ta nói dân tộc Việt nam có "truyền thống" chia rẽ. Ngay trong nước cũng chia làm ba miền (Bắc, Trung, Nam) và người 3 miền cũng kỳ thị nhau từ nhiều đời. Bao năm trôi qua nơi hải ngoại, chỉ thấy toàn bọn chạy cờ buôn cờ, chưa thấy có người công chính dựng cờ, phất cờ (toàn những kẻ mạo danh, tiếm danh, đeo hia mặc áo giấy làm và bán hàng mã!). Tình trạng này cứ tiếp tục thì sớm muộn cũng đi vào con đường hầm, đi vào ngõ tối. Họ chưa học được bài học "phục quốc" của người Do Thái. Với những người viết văn viết báo trên đất Hoa Kỳ hiện nay tôi muốn nói với họ (và tôi đã nói nhiều lần) là phải đau nỗi đau của đất nước, phải đau nỗi đau của dân tộc và phải lấy máu mình mà viết mới hy vọng (cùng mọi người đồng tâm nhất trí) thực hiện được sự tự do dân chủ nhân quyền cho Việt Nam. Còn nếu cứ như bây giờ thì...hết nói!