Nhớ Mãi Ngày Quốc Hận 30 Tháng Tư 1975
Ngày 30 tháng Tư mỗi năm đến có lẽ lòng người Việt Nam dù ở trong hay ngoài nước đều không thể quên: đó là ngày Quốc hận của Việt Nam Cộng Hòa và đời đời đi vào lịch sử dân tộc. Và người ta cũng không thể quên những ngày tháng sau đó mấy triệu quân cán chính VNCH bị bắt tù đầy nơi rừng sâu nước độc, bao người đã bỏ thây. Còn cả nước nhân dân miền Nam đắm chìm trong khủng bố đói rách lầm than, tiền bạc nhà cửa bị cướp sạch. Các nhà tư sản, nhà kỹ nghệ, nhà buôn bị cướp sạch của cải và bắt đi tù. Ngay các Văn nghệ sĩ - những người không ở trong guồng máy chính quyền - cũng bị bắt tù đầy cả trăm người hàng chục năm trời. Vì không chịu nổi đời sống thời Trung cổ, hơn triệu người Miền Nam và cả Miền Bắc (đã nhìn thấy bộ mặt thật của CS) liều chết vượt biển tìm đường sống nơi nước ngoài. Chưa có con số chính thức người tìm đi tự do bị biển cả vùi dập hay nơi chốn rừng sâu bỏ mình, nhưng theo ước lượng thì cũng phải trên nửa triệu người. Số người may mắn thoát khỏi tay thần chết đến bến bờ tự do,nhiều nhất là tới nước Mỹ với hai bàn tay trắng, với bộ quần áo rách tả tơi, không một đồng xu trong túi cùng đàn con nheo nhóc. Và môt điều có thể nói là thê thảm nhất: đa số người Việt chúng ta nơi xứ người đất lạ không có lấy một nghề chuyên môn - trừ một số du học trước đó. Thế mà, có thể nói là một phép lạ, chỉ trong một thời gian ngắn vài ba năm người Việt chúng ta đã thích nghi và hội nhập vào cuộc sống mới một cách nhanh chóng mà các cộng đồng thiểu số khác phải mất hàng chục năm. Với bản chất kiên nhẫn cần cù và sáng tạo, chúng ta đã vượt lên tất cả khó khăn trở ngại. Với những người lớn tuổi, trước đây ở trong nước thuộc thành phần trung lưu và thượng lưu có học, sang đây chẳng ngần ngại làm những công việc khó khăn mà dân bản xứ chê. Họ làm việc ngày đêm "đổ mồ hôi sôi nước mắt" để kiếm những tiền nuôi con cháu theo đuổi việc học hành. Và công lao của họ đã được bù đắp xứng đáng: con cái họ học thành tài đỗ đạt cao trở thành những tài năng của nước Mỹ như bác sĩ, kỹ sư, giáo sư, những chuyên viên kỹ thuật. Nói chung ở nghành nghề nào người Việt chúng ta cũng tỏ ra xuất sắc và thành công. Sau hơn 10 năm định cư chúng ta đã có những kỹ nghệ gia, những thương gia nổi tiếng giầu có. Chúng ta đã có những con em theo nghiệp cha ông theo đuổi việc quân đã mang tới tới những cấp bậc cao như Đại tá ở trong mọi binh chủng Hoa Kỳ và nhiều người được chính phủ Mỹ tặng thưởng những huân chương xuất sắc, cao quý. Chúng ta không ngần ngại nói chỉ một thời gian gian ngắn nữa sẽ có những người Việt lên cấp tướng trong quân đội Hoa Kỳ. Về nghành khoa học chúng ta đã có những Khoa học gia phát minh những sáng kiến làm vang danh nước Mỹ và cả thế giới. Nói tóm lại, trước đây người Mỹ nói riêng, thế giới nói chung nhìn người Việt chúng ta với con mắt coi thường, nếu không nói là khinh khi (những kẻ tỵ nạn khốncùng sống báo cô) giờ đây chẳng những họ không dám coi thường chúng ta mà còn kính nể trọng dụng. Mỗi năm chúng ta đã cung cấp cho nước Mỹ biết bao nhân tài và của cải. Còn ở các nước bên kia phía chân trời Âu châu đã có những người bước lên hàng lãnh đạo quốc gia, làm tới Phó Thủ tương, Bộ trưởng. Ngay như kẻ thù trong nước trước đây coi thường và tỏ ý khinh miệt chúng ta gọi chúng ta là bọn rác rưởi đĩ điếm, giờ đây chuyển giọng tâng bốc là "khúc ruột ngàn dậm" và nịnh nọt dang rộng cánh tay gạ gẫm mời mọc "về nước xây dựng quê hương". Có thể nói chưa một cộng đồng thiểu số nào đến nước Mỹ mà đã sớm hội nhập và thành công trong tất cả phạm vi nghành nghề như người VN chúng ta. Chúng ta, không phải là khoe khoang tự tâng bốc mà phải hãnh diện nói rằng người Việt Nam là những con người kiên cường, bất khuất, đã thực hiện đúng câu "muốn là được". Giờ đây với người Việt chúng ta ở Hải ngoại đi bất cứ nơi đâu cũng có quyền ngẩng cao đầu hãnh diện nói: "Tôi là người Việt Nam". Càng hãnh diện và thành công nơi xứ người chúng ta càng xót xa cho đồng bào mình đang khốn cùng trong gông cùm cộng sản. Và không khỏi quặn đau tủi hổ khi thấy những kẻ thuộc loại "con ông cháu cha" cộng sản được đào tạo tạo bởi bọn "quỷ sống" đã làm nhục quốc thể mỗi khi ra nước ngoài đến nỗi một vị Tổng giám Mục công giáo đã thốt lên lời đau đớn: "Tôi không dám nhận mình là người Việt Nam.
Nhân ngày 30 tháng Tư , dù sinh sống ở bất cứ phương trời nào chúng ta cũng không thể quên nỗi hận mất nước, nỗi nhục bị kẻ thù hành hạ đầy đọa dân tộc, nhất là thời điểm này bọn chúng lại đem giang sơn dâng hiến cho bọn Tầu cộng. Sông có thể cạn núi có thể mòn nhưng lòng yêu quê hương đất nước chúng ta không hề phai lạt. Chúng ta cương quyết biến nỗi đau nỗi hận thành hành động. Ngày trở về cố quốc không còn xa.
VIỆTUSA